Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành

Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành là điểm du lịch nội thành Quy Nhơn nhất định phải ghé đến khi du khách đến với thành phố biển Quy Nhơn. Đây là một công trình đẹp, có ý nghĩa lịch sử – văn hóa mang tầm thời đại của mảnh đất Bình Định – nơi Nguyễn Tất Thành có thời gian sống cùng người cha thân yêu ở mảnh đất Bình Khê ngày ấy.

1. Vị trí Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành

Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành nằm ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn, đối diện Quảng trường Quy Nhơn., hướng mặt về vùng biển xanh bao la.

Địa chỉ: Phường Lý Thường Kiệt, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định

Tượng đài nằm ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn – Đối diện quảng trường Quy Nhơn

Xem thêm: Top 32 Địa Điểm Du Lịch Quy Nhơn được yêu thích nhất

2. Giá vé và giờ hoạt động Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành

Giá vé: Miễn phí

Giờ hoạt động: 06h00 – 23h00

3. Ý nghĩa lịch sử hình thành Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành

Tháng 5/1909, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thừa lệnh Triều đình Huế cử vào coi thi ở Bình Định. Nguyễn Tất Thành và anh trai là Nguyễn Tất Đạt cùng đi theo cha. Đến đầu tháng 7/1909, cụ Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc) được chính thức bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn). Khi đến Bình Khê, Nguyễn Tất Đạt ở lại với cha, còn Nguyễn Tất Thành được gửi học thêm tiếng Pháp tại nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ (là cha bác sỹ Phạm Ngọc Thạch) ở TP. Quy Nhơn.

Quảng trường Nguyễn Tất Thành - Quy Nhơn Bình Định

Buổi tối lung linh

Tháng 3/1910, cụ Nguyễn Sinh Sắc được triệu hồi về kinh đô Huế. Nguyễn Tất Thành chia tay cha, ở lại Bình Định một thời gian để tiếp tục việc học tập. Mặc dù thời gian Người lưu lại Bình Định không lâu, nhưng đây là mảnh đất vinh dự lưu giữ những dấu tích về các sự kiện liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ thời còn trẻ, là nơi hun đúc chí khí, tinh thần yêu nước thương dân, hình thành nhân cách người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Và Việt Nam và thế giới có một Anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới: Hồ Chí Minh.

Tượng đài có ý nghĩa lịch sử hào hùng

Đặc biệt, Bình Định cũng là nơi duy nhất chứng kiến cuộc chia tay lịch sử đầy ý nghĩa của Nguyễn Tất Thành với cha trong những năm đầu của thế kỷ XX, để lên đường thực hiện hoài bão cao cả cứu dân, cứu nước với dặn dò “Nước mất, hãy đi tìm nước, chớ tìm cha”. Đây là câu nói mà lúc sinh thời, cụ Nguyễn Sinh Khiêm (tức Nguyễn Tất Đạt) kể lại rằng phụ thân Nguyễn Sinh Sắc đã dạy khi Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn lên thăm cha tại Bình Khê vào cuối năm 1909.

Là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn tại mảnh đất võ Bình Định

Để tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bậc sinh thành, đồng thời giáo dục thế hệ tương lai đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy tinh thần dân tộc, niềm tự hào, tỉnh Bình Định xây dựng tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành năm 2015, hoàn thành năm 2017.

4. Cấu trúc chi tiết Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành

Tượng đài cao 15,5m (bao gồm bệ tượng cao 4,7m), chất liệu đồng ép, đặt trong không gian sân tượng rộng 3.125m. Phía sau tượng đài là bức phù điều bằng đá xanh hình cánh cung dài 76m, nơi trung tâm cao nhất 14,5m, miêu tả khái quát bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX bị thực dân Pháp xâm lược, khắc họa hình ảnh hành trình từ nơi Bác Hồ sinh ra đến những chặng dừng chân của Người trên đường vào Nam trước khi tìm đường cứu nước

Tượng đài có cấu trúc độc đáo

Toàn cảnh từ trên cao tuyệt đẹp

Mảng phù điêu trung tâm được dành để khắc họa sự kiện hai cha con Nguyễn Tất Thành gặp và chia tay tại Huyện đường Bình Khê, sự kiện Nguyễn Tất Thành học tiếng Pháp tại nhà thầy giáo Nguyễn Ngọc Thọ; đồng thời thể hiện những nét đặc trưng của quê hương Bình Định về đền thờ Tây Sơn Tam Kiện, những khung cảnh thiên nhiên, văn hóa – nghệ thuật truyền thống, con người,.. đã góp phần hun đúc ý chí cho người – thanh niên Nguyễn Tất Thành thực hiện hoài – bão lớn trong sự nghiệp tìm đường cứu nước.

Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành
Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành

Kể từ khi rời Bình Định, Bác Hồ không trở lại nơi đây, nhưng mảnh đất khí phách này luôn ở trong tim Người, và hình ảnh Người cũng sống mãi trong lòng nhân dân Bình Định; trở thành ánh sáng soi đường cho người dân nơi đây anh dũng, kiên cường vượt qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và vươn lên trong sự nghiệp xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu mạnh.

5. Tour tham quan – check in Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành

Đây là một trong những chương trình City Tour Quy Nhơn được nhiều du khách phương xa quan tâm. Khám phá phố biển Quy Nhơn yên bình trong nửa ngày là trải nghiệm đặc sắc mà các bạn không thể bỏ qua khi đến với miền đất võ.

Tham khảo City Tour Quy Nhơn cùng Quyzo

6. Một số lưu ý khi đến Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành

+ Không được sờ hay chạm vào xung quanh khu vực tượng đài

+ Không vẽ, khắc trên bức phù điêu sau tượng đài

Chứng nhân lịch sử của thành phố Quy Nhơn

Thùy Trâm (Rỗng Motorbike)

Call Now Button