Đàn tế trời đất (Đài Kính Thiên)

4.9/5 - (1352 bình chọn)

Đàn tế trời đất – Tây Sơn (Đài Kính Thiên) hay còn được gọi là Bảo Sơn Thiên Ấn là một khu di tích tâm linh được xây dựng vào năm 2012

1. Giới thiệu Đàn tế trời đất Tây Sơn (Đài Kính Thiên)

Khu văn hóa tâm linh Đàn tế Trời Đất (Đài Kính Thiên) Đây là nơi mà lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ tế cáo trời đất hàng năm, nhằm cầu mong cho quốc thái thịnh vượng, dân an khang, mưa thuận gió hòa, mang đến cuộc sống ấm no cho nhân dân. Nơi này còn kết hợp với những công trình văn hóa tâm linh quan trọng khác như Điện thờ Tây Sơn tam kiệt, Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân, Đền thờ Gò Lăng, và Lăng Mai Xuân Thưởng, tạo thành một tập thể văn hóa tâm linh đặc biệt. Đây là nơi thỏa mãn nhu cầu tinh thần của cả cộng đồng người Tây Sơn và toàn bộ tỉnh Bình Định. Đồng thời, nơi đây trở thành điểm hành hương quan trọng cho cả du khách trong và ngoài nước, một nơi để tưởng nhớ công đức của các anh hùng dân tộc và góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương và đất nước

Đàn tế trời đất là nơi diễn ra các lễ hội lớn của tỉnh

Đường lên Đài Kính Thiên – Đàn tế trời đất

Có thể nói, Đàn tế trời đất Tây Sơn Bình Định Không chỉ mang trong mình giá trị tâm linh vô cùng to lớn, mà còn thể hiện một nét đẹp văn hóa độc đáo của khu vực này. Theo cách mà người dân địa phương thường diễn tả, công trình này thực sự là biểu tượng của tình cảm hậu nhân dành cho tiền nhân, một dấu ấn tồn tại qua thời gian. Với sự hiện diện của công trình này, Bình Định đã thêm một địa danh quý báu, một nơi mà người dân cùng cả nước và cả những du khách từ xa tới gần đều có thể đến thăm viếng, thể hiện sự chiêm bái và tôn kính tinh thần phong trào Tây Sơn vĩnh cửu…

Tập đoàn Hưng Thịnh tại Đàn tế trời đất – Tây Sơn – Bình Định

2. Đàn tế trời đất ở đâu?

Đài Kính Thiên (Đàn tế trời đất – Tây Sơn) hay còn được gọi là Bảo Sơn Thiên Ấn là một khu di tích tâm linh được xây dựng vào năm 2012. Để kỷ niệm 220 năm ngày mất của vua Quang Trung (1792 – 2012) trên núi Ấn Sơn, UBND tỉnh Bình Định đã làm lễ dâng hương và chính thức đưa vào hoạt động công trình Đàn tế trời đất tại núi Ấn Sơn, thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 55km về hướng tây bắc.

Toàn cảnh Đàn tế trời đất từ trên cao

Lý do chọn vị trí này để xây dựng không chỉ là vì ngọn núi này nằm trong dãy Hoành Sơn – một vùng đất được coi là thượng phẩm phong thủy, mà còn vì núi này còn nắm giữ mạch phong thủy quan trọng của đất nước. Nơi đây chính là nơi ba anh em Nguyễn Nhạc đã khai phá và làm chủ long huyệt, từ đó thăng tiến về cả lĩnh vực văn hóa và võ thuật. Hơn nữa, chân núi còn được hưởng lợi từ sự hiện diện của dòng sông Côn, uốn lượn như dáng của một thanh kiếm sơn, tượng trưng cho sức mạnh hùng hậu và sự phồn thịnh như rồng vươn mình lên bầu trời.

Đài Kính Thiên nằm trên một không gian xanh bao quanh tuyệt đẹp và hùng vĩ

3. Cách di chuyển đến Đài Kính Thiên từ Quy Nhơn

Xuất phát từ ngã ba Đống Đa Quy Nhơn bạn di chuyển theo đường Trần Hưng Đạo hướng về đường Đào Tấn. Sau đó sẽ đến chân cầu vượt, tại đây bạn sẽ rẻ qua QL19 rồi đi thẳng đến Tây Sơn. Dọc đường bạn cũng sẽ có thể ghé qua Khu du lịch Hầm Hô nhé.

Bản đồ chỉ dẫn từ Bảo tàng Quang Trung đến Đài Kính Thiên

Bảng chỉ dẫn ngã rẻ vào Đàn tế trời đất từ quốc lộ 19

Hoặc Bạn cũng có thể theo hướng chỉ dẫn của Google Map:

4. Câu chuyện lịch sử tại Đàn tế trời đất

Trên vùng đất đặc biệt này, còn tồn tại nhiều di tích lịch sử và những câu chuyện thần thoại kết nối chặt chẽ với hành trình huy hoàng của Tam kiệt Tây Sơn khi bắt đầu thực hiện ước mơ xây dựng quốc gia. Một trong những câu chuyện kể lại như sau:

“Trong một dịp, nhà Nguyễn Nhạc có sự kiện quan trọng, nơi đón tiếp đông đảo khách vãng lai. Khi bữa tiệc vừa kết thúc, đêm đã buông xuống. Những người từ xa buộc lòng phải ở lại qua đêm, còn những người gần khu vực thì lạc hướng trở về. Đột nhiên, từ trên đỉnh núi Trưng Sơn vang lên âm thanh mênh mông của tiếng chiêng, cùng với ánh sáng lấp lánh từ đỉnh núi… Tất cả đều rơi vào sự sợ hãi và bối rối!

Nguyễn Nhạc quyết định mời mọi người cùng điều tra xem quỷ thần đang thực hiện điều gì kỳ bí trên núi. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều cảm thấy e ngại. Chỉ có mười người dũng cảm đồng ý tham gia theo.”

Đàn tế trời đất mang đậu dấu ấn của nhà Tây Sơn

Khi tiến gần đến đỉnh núi, trong ánh lửa lung linh, một người lão tóc bạc, râu dài, đội chiếc nón cánh chuồn, mặc áo đại bào và chân đi dép hia xuất hiện. Mọi người đều cảm thấy rùng mình và sợ hãi, không ai dám nói gì, tất cả đều dừng lại đột ngột. Người lão phát tiếng nói:

“Trong các người có ai là Nguyễn Nhạc không? Nếu có, hãy lại gần đây để nghe lệnh, còn những người khác thì đứng yên tại chỗ!”

Nguyễn Nhạc, dường như không còn cách nào khác, bước ra và đến trước mặt người lão, quỳ gối. Người lão vung tay áo, lấy ra một tờ giấy, sau đó đọc to:

“Ngọc Hoàng sắc mệnh: Nguyễn Nhạc – Vị Quốc Vương!”

Sau khi trao tờ giấy cho Nguyễn Nhạc, người lão quay bước và rời đi vào bóng tối.

Từ đó, mọi người cùng nhau đồng lòng tin rằng trời đã ban cho Nguyễn Nhạc mệnh làm vua.

Khu tâm linh đàn tế trời đất có không gian vô cùng rộng lớn

Một lần khác, khi cùng bộ đoàn từ An Khê trở về, và đến núi Hoành Sơn, ngựa của Nguyễn Nhạc bất ngờ cảm thấy sự kỳ lạ và bắt đầu tiến về phía nước đại. Thay vì chọn hướng bắc để qua sông và về Kiên Thành, ngựa lại chọn hướng đông nam, dẫn đến chân núi bên trong khu vực Gò Sặt. Khi đang lao nhanh, cương người của Nguyễn Nhạc bị đứt, khiến ông té ngã mạnh và gãy gân chân, không thể đứng dậy được. Đám tùy tùng phải chạy đến và trợ giúp trong thời gian dài trước khi Nguyễn Nhạc có thể đứng dậy. Khi ông chuẩn bị để lên ngựa trở về, mắt ông vô tình nhìn thấy một thanh kiếm nổi bật từ vách đá trên một sườn núi. Thanh kiếm này có lưỡi sáng như nước, tạo nên một vẻ rực rỡ. Mọi người trong đoàn đồng loạt tỏ ra vui mừng và tin rằng đó là một dấu hiệu “của trời ban”.

Về nhà Nguyễn Nhạc nói cùng hai em và thuộc hạ:

Ngọc Hoàng đã ban sắc phong ta làm Quốc vương và lẽ tất nhiên là phải ban ấn, kiếm. Nay kiếm đã có rồi ta phải đi tìm ấn.

Toàn cảnh nhìn từ trên cao

Một lễ cầu đảo được tổ chức ngay tại chân núi Hoành Sơn. Lễ cầu kéo dài suốt ba ngày ba đêm, và khi đêm thứ ba đến, sau khi tiếng trống lễ kết thúc, một vòi lửa bất ngờ xuất hiện, giống như một cột pháo thăng thiên bắn lên từ Hòn Một và rồi lao xuống Hòn Giải. Ngay sau đó, một tiếng nổ nhỏ tương tự tiếng pháo tre vang lên, sau đó một tiếng nổ lớn đầy mạnh mẽ phát ra, gây chấn động toàn bộ vùng lân cận, khiến mọi người đều kinh ngạc và sửng sốt.

Sáng sớm hôm sau, Nguyễn Nhạc dẫn theo một nhóm người đến Hòn Giải kiểm tra, và họ phát hiện trên sườn núi vùng phía nam có một vết nứt lớn như bị sét đánh, với màu đen đặc trưng. Trong kẽ đá, một viên ấn hình vuông vắn nổi lên, trên mặt ấn được khắc bốn chữ Hán “Sơn Hà Xã Tắc”.

Từ đó, người dân dùng cái tên “hòn Ấn” hay “Ấn Sơn” để gọi đến Hòn Giải (núi Ấn).

Sự kiện Ngọc Hoàng ban sắc và việc được tìm thấy thanh kiếm cùng việc tìm thấy viên ấn này đã khiến mọi người tin rằng Nguyễn Nhạc có sự ủy thác từ trời và định mệnh làm đế vương. Từ đó, ông được người dân và những người trí thức trong cộng đồng gọi với danh hiệu “Tây Sơn Vương”.

Để đến Đài Kính Thiên, du khách phải leo một đoạn đường xa

Ấn Sơn nằm dưới hữu ngạn sông Kôn, là một ngọn núi thấp, được bao quanh bởi những đỉnh cao của dãy Hoành Sơn đan xen nhau, bao gồm Bút Sơn (Hòn Trung), Hợi Sơn (Hòn Dũng), Kiếm Sơn (Hòn Lãnh), Cổ Sơn (Hòn Trống), Chung Sơn (Hòn Chuông)… Đây được coi là vùng địa linh đặc biệt, nơi mà “khí thiêng sông núi hội tụ” của tỉnh Bình Định, mang sự kết hợp đặc sắc giữa thiên nhiên và lịch sử. Có nhiều câu chuyện lịch sử hùng tráng xoay quanh triều đại Tây Sơn.

Dân cư của Bình Định, từ xa xưa, đã truyền tai nhau về sự linh thiêng của Ấn Sơn, vùng đất nơi “hội tụ khí thiêng sông núi”, đồng thời là nơi gắn kết với những truyền thuyết lịch sử đầy hào hùng về triều đại Tây Sơn. Từ lâu, mọi người đã tin rằng Ấn Sơn là một nơi thiêng liêng, và mong muốn xây dựng một công trình tâm linh để qua ngày đêm có hương khói thắp sáng, tưởng nhớ và tôn vinh công lao của các anh hùng dân tộc. Đồng thời, nơi đây cũng trở thành một phương tiện giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, để thế hệ sau hiểu về di sản vĩ đại của tổ tiên và nuôi dưỡng lòng tự hào quê hương.

Toàn cảnh nhìn từ Đài Kính Thiên xuống phía dưới cổng

Từ tâm nguyện đó, Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định và Lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã khởi xướng và kêu gọi các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh, cùng với UBND tỉnh đầu tư xây dựng công trình văn hóa tâm linh Đàn tế Trời Đất ngay tại đỉnh Ấn Sơn linh thiêng này. Công trình này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là lời cảm tạ của nhân dân Tây Sơn, Bình Định nói riêng cũng như nhân dân Việt Nam nói chung tới trời đất và các vị anh hùng áo vải Tây Sơn trong công cuộc chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Quần thể công trình văn hóa tâm linh Đàn tế Trời Đất đã được đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp với sự tham gia ý kiến đóng góp nhiệt tình đầy trách nhiệm của các chuyên gia, đặc biệt là Giáo sư sử học Trần Lâm Biền.

Dự án được hưng công vào ngày 26/11/2011 và khánh hạ vào ngày 14/9/2012 (29/7 âm lịch, nhân kỷ niệm 221 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung).

5. Kiến trúc của Đài Kính Thiên Tây Sơn

Đàn tế Trời Đất tọa lạc trên một khu đất rộng 28,3 ha, thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Quần thể công trình gồm 3 khu vực chính: Khu Đàn tế, khu Đèn Ấn – Tháp Thông Thiên, khu nhà làm việc của Ban quản lý và các hạng mục công trình phụ trợ khác, được bố trí cân xứng với trục thần đạo hướng bắc – nam, cụ thể như sau:

5.1. Khu đàn tế

Khu Đàn tế Trời Đất nằm trên đỉnh cao nhất của núi Ấn gồm 03 cấp nền (tượng trưng cho thiên địa-nhân:

+ Cấp nền dưới: Được thiết kế hình vuông (tượng trưng cho “nhân”), có cạnh là 90m.

+ Cấp nền giữa: Được thiết kế hình vuông (tượng trưng cho “địa”) có cạnh là 54m. Bậc lên 05 cấp bằng đá xanh, thành bậc cửa chính là 2 con rồng đá, các cửa phụ là rồng mây hóa. Lan can bao quanh bằng đá màu vàng (tượng trưng cho màu của đất).

+ Cấp nền trên: Được thiết kế hình tròn (tượng trưng cho “thiên”) có đường kính 27m, gồm 09 cấp bậc bằng đá đỏ chia đều thành 03 cấp với mỗi cấp là 3 bậc đá. Trên bậc cấp trên cùng, đặt 12 trụ đá đỏ tượng trưng cho 12 múi giờ, trên đầu trụ đá là 12 con kỳ lân. Chính giữa của cấp nền này là án thờ bằng đá (phía trước là sập đá, phía sau chính giữa là hương án) chạm khắc họa tiết hoa văn tỉnh xảo, trên hương án có đặt bộ ngũ sự bằng đá.

+ Các Nghi môn: Đàn tế Trời Đất có 4 hưởng vào, hướng nam là hướng chính có Nghi môn chính được thiết kế kiểu 3 cửa, 2 tầng, 2 tầng mái, cửa bằng gỗ lim theo lối “thượng song hạ bản”. Trên cổng chính có một bức hoành, ở đó ghi chữ “Bảo Sơn Thiên Ấn” có nghĩa là: Nơi này là ngọn núi quý có ấn của Trời. Trên hai trụ nghi môn chính gắn câu đối bằng đá với nội dung:

“Trăm họ lầm than, nổi trống Tây Sơn trừ bạo chúa.

 Bốn phương loạn lạc, giương cờ Bình Định cứu lương dân”

Trên lầu nghi môn là gác chuông.

Ba Nghi môn phụ (hướng bắc, đông, tây được thiết kế theo kiểu tứ trụ – tam quan:

Nghi môn phía bắc có bức hoành phi: Bình Định Môn và đôi câu đối:

“Núi Ấn mở cơ đồ rực sáng sơn hà xã tắc

Non gươm trao bảo kiếm bừng soi nhật nguyệt tỉnh quang”.

Nghi môn phía đông có bức hoành phi: Khải Đức Môn và đôi câu đối:

Vì nước, vì dân mãi mãi non sông ghi sự nghiệp.

Nên đài, nên miếu đời đời khói vọng công huân”.

Nghi môn phía Tây có bức hoành phi: Thiên Ứng Môn và đôi câu đối:

“Núi Ấn – Hòa Sơn, chính khí ngàn năm không tắt.

Sông Kôn – Bình Định, anh hùng vạn lý còn ghi”

+ Bình phong: Sau Nghi môn chính là bức Bình phong để trấn phong thủy, được thiết kế theo kiểu cuốn thư kết hợp trụ biểu, làm hoàn toàn bằng đá.

+ Nhà Bắc thu công: Nằm hướng bắc Đàn tế được thiết kế với 4 hàng cột vuông, trang trí bằng hệ con sơn chất liệu BTCT sơn màu giả gỗ.

+ Nhà chiêng – Nhà trống: Nằm đối hai bên bình phong, thiết kế với 4 cột tròn bằng BTCT sơn giả gỗ, với 2 tầng mái, dâng đao 4 góc, trên nóc có kìm nóc theo lối kiến trúc cổ.

5.2. Khu đền ấn

Năm phía bên phải khu Đàn tế, lùi xuống thấp là khu Đèn Ấn gồm 3 hạng mục theo kiểu chữ tam: Nhà Tiền tế (còn gọi là tiền bái), Phương đình và Hậu cung.

+ Nhà Tiền tế: Được thiết kế mặt bằng hình chữ nhất, 03 gian, 02 chái. Bên trái đặt một chiếc khánh bằng đồng. Bên phải đặt chiếc trống chất liệu bằng gỗ, hai bên gian giữa đặt 02 bộ lỗ bộ, chính giữa là án thờ chung lần ( án Công đồng), thờ tướng lĩnh và các nghĩa sĩ Tây Sơn. Hai bên án thờ đặt 02 con ngựa gỗ.

+ Phương đình: Phía sau Tiền tế là Phương đình, một khối kiến trúc hình vuông, 02 tầng mái có đao, nơi tượng trưng cho thông thiên, nơi giao hòa giữa trời và đất, nơi đây đặt mô hình Thiên Ấn “SƠN HÀ XÃ TẮC”.

+ Hậu cung: Sau cùng là Hậu cung, được thiết kế mặt bằng hình chữ nhất, 01 tầng mái, 03 gian, 02 chái. Bên trái đặt một chiếc chiêng bằng đồng, bên phải đặt chiếc trống chất liệu bằng gỗ, có 03 án thờ:

  • Án thờ giữa thờ Nguyễn Nhạc.
  • Án thờ hai bên thờ Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

+ Cổng vào Đền Ấn: Cổng vào kiểu 02 trụ bằng trụ biểu, hai bên lối vào Đèn đặt mỗi bên 01 voi đá, 01 ngựa đá, 02 tượng quan võ, 03 tượng quan văn. Đây là những lực lượng tiêu biểu góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của nhà Tây Sơn.

+ Tháp thông Thiên: Nằm phía bên trái khu Đàn tế đối xứng với khu Đền Ấn, tháp có hình vuông, với 7 tầng.

+ Miếu thờ Thổ công (Sơn thần): được thiết kế hình vuông với diện tích khoảng 4,8m2

5.3. Khu làm việc của Ban quản lý

Được thiết kế mặt bằng hình chữ nhất, 01 tầng mái, 05 gian, là nơi để Ban quản lý sinh hoạt và chuẩn bị các lễ vật cho khách hành hương.

Đường hành lễ (trục thần đạo) theo hướng bắc – nam, bắt đầu từ cổng đón cho đến Nghi môn chính, có chiều dài 320m, rộng 5m, trên lối vào có 10 đoạn giật cấp, 183 bậc bằng đá. Độ cao tính từ bậc cấp đầu (ngang cổng đón) đến bậc cấp cuối (ngang nghi môn chính) là 39 mét (tương ứng với tuổi của anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ).

+ Cổng đón: Thiết kế theo kiểu tam quan, trên mỗi trụ có trang trí hình búp sen.

Cổng đón Đàn tế trời đất

+ Câu đá: Qua khỏi Cổng đón là cầu đá, toàn bộ thành cầu làm bằng đá cẩm thạc xanh xám.

+ Sản luyện võ: được lát bằng đã mạch chữ công.

+ Hồ bán nguyệt: Hồ có diện tích mặt vào khoảng 900m2, sâu 4 mét, có 2 khung bậc lên xuống. Hồ ngăn cách giữa khu Đàn Tế và hòn Dũng đang án ngữ phía trước, tạo cảnh quan và phong thủy cho hướng chính của Đàn.

+ 03 chòi nghỉ: được thiết kế theo hình lục giác, được xây dựng bên cạnh lối đi phụ dùng để cho khách nghỉ chân.

6. Những hoạt động không thể bỏ qua khi đến đàn tế trời đất Tây Sơn

Để đến được đàn chính của đàn tế trời đất Tây Sơn, bạn sẽ được đi qua một xóm làng với những cánh đồng lúa bao la xanh ngát một màu cùng không khí yên bình, thanh tĩnh mê hoặc lòng người.

Đứng trên khu Đàn tế nhìn ra bốn phía, ngắm nhìn sự uy nghi của những ngọn núi, sự thơ mộng của những đám mây trắng lững lờ trôi, lắng nghe tiếng suối ào ạt đổ về xuôi từ xa xa và tận hưởng những cơn gió mát lạnh thổi qua, đảm bảo bạn sẽ thấy tình yêu quê hương đất nước như được trỗi dậy mãnh liệt cho xem.

Du khách ngắm nhìn phong cảnh từ trên cao

Và tất nhiên rồi, một khi đã đến với Bảo Sơn Thiền Ấn thì làm sao có thể bỏ qua việc dâng hương ở Đền Ấn và thắp một nén nhang thờ Trời Đất trên tầng Viên Đàn được đây, cảm giác linh thiêng giữa một khung cảnh hùng vĩ, chắc chắn sẽ khiến bạn choáng ngợp đấy nhé.

Du khách dâng hương tại Đài Kính Thiên

Còn nếu may mắn đến đây vào đúng dịp lễ tế trời đất được cử hành, bạn sẽ được hòa mình vào không khí đông vui nhộn nhịp của những con người hối hả chuẩn bị lễ vật để mang đi tế trời, cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt.

Các dịp lễ hội nhộn nhịp mang đậm truyền thống văn hóa đất võ

7. Tour tham quan Đàn tế trời đất từ Quy Nhơn

Là một trong những chương trình Daily Tour được ưa chuộng nhất tại Quy Nhơn trong thời gian gần đây, Tour Quy Nhơn – Tây Sơn ngày thu hút sự quan tâm đông đảo từ du khách sau khi các chương trình Tour Kỳ Co Eo Gió và Tour Quy Nhơn Phú Yên 1 ngày đã thực sự tạo nên sức nóng. Chương trình này sẽ dẫn bạn vào một hành trình khám phá đài kính thiên, một tượng trưng cho sự kết nối giữa trời và đất, tại Đàn Tế Trời Đất. Bên cạnh đó, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc tại Bảo tàng Quang Trung, và khám phá Vịnh Hạ Lọng, một góc nhỏ tuyệt đẹp của Khu du lịch Hầm Hô.

.

Du khách check in Đàn tế trời đất

Lịch trình chi tiết: Tour Hầm Hô Bảo Tàng Quang Trung Đàn kính thiên

Tóm tắt chương trình:

Sáng: Xe và hướng dẫn viên đón tại Quy Nhơn đến Tây Sơn tham quan Đàn tế trời đất, Bảo tàng Quang Trung, sau đó Quý khách tiếp tục di chuyển đến Khu du lịch Hầm Hô.

Trưa: Ăn trưa đặc sản Tây Sơn tại Hầm Hô hoặc nhà hàng thị trấn Phú Phong.

Chiều: Tham quan các điểm như: Tháp Đôi, Chùa Thiên Hưng, Tháp Bánh Ít, Nhà thờ Làng Sông v.v.. tùy vào lịch trình bạn chọn

8. Một số lưu ý khi tham quan Đàn tế trời đất (Đài Kính Thiên)

+ Du khách phải mua đầy đủ vé tham quan và đậu xe đúng nơi quy định.

+ Không được hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp cây cỏ và bẫy, bắn chim thú trong khuôn viên bảo tàng

+ Phải giữ gìn vệ sinh chung, không viết, vẽ lên tường, bỏ rác đúng nơi quy định.

+ Không đem chất cháy, chất nổ, chất độc và vũ khí vào trong khu vực bảo tàng.

+ Du khách ăn mặc lịch sự khi tham quan đàn tế

+ Đừng quên chụp ảnh không gian tuyệt đẹp khi đứng trên cao nhìn xuống

Check in đàn tế trời đất

Như vậy, dù không phải một điểm đến quá nổi tiếng, song đàn tế trời đất Tây Sơn vẫn luôn là một chốn tâm linh có vị trí đặc biệt trong lòng du khách khi đến du lịch Bình Định.

Xem thêm: Top 32 Địa Điểm Du Lịch Quy Nhơn được yêu thích nhất

Thùy Trâm  (Rỗng  Motoribike)

Call Now Button