Các võ đường Bình Định nổi tiếng

 

Rỗng Motorbike chia sẻ top 5 võ đường Bình Định nổi tiếng nhất hiện nay với các thế võ tiêu biểu. Hầu hết ở 2 huyện Tây Sơn và Tuy Phước

1. Giới thiệu chung về Võ cổ truyền Bình Định

Truyền thống võ thuật đã sâu sắc vào tâm hồn người dân Bình Định từ lâu. Đây là nơi sinh ra những con người tài ba, đã vang danh với những chiến công anh hùng như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu. Với sự kết hợp giữa đất võ Bình Định và phái võ Tây Sơn, đã tạo ra những thành tựu vĩ đại trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước, đồng thời hình thành bản sắc dân tộc độc đáo của Bình Định.

“Ai về Bình Định mà coi,

Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền”

Hình ảnh người con gái Bình Định múa voi đi quyền nổi tiếng

Từ thế kỷ XV trở đi, khi người Việt cổ tiến về phía Nam, nhiều dòng họ đã định cư tại Bình Định. Dân cư ở đây đã tiếp nhận và hòa quyện nhiều yếu tố văn hóa địa phương, tạo nên đặc điểm của con người Bình Định. Đây cũng là nơi hội tụ và kế thừa truyền thống võ thượng của dân tộc. Trước thời Tây Sơn (trước năm 1600), võ cổ truyền Bình Định còn ở dạng sơ khai, dựa vào các thao táclao động và công cụ lao động hàng ngày để tự vệ.

Các võ sinh biểu diễn võ cổ truyền Bình Định tại Thành Hoàng Đế

Vào thời Tây Sơn, các dòng võ bắt đầu giao lưu và hòa nhập, tạo ra nhiều võ sư, võ quan, và anh hùng. Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn phát triển mạnh mẽ, được xây dựng thành hệ thống võ học, thậm chí được đưa vào hệ thống thi cử, đào tạo tướng sĩ, và áp dụng trong quân sự và chiến trường. Sau thời Tây Sơn, dù có những biến đổi lịch sử, võ cổ truyền Bình Định vẫn tiếp tục tồn tại và được truyền dạy kín đáo trong các cộng đồng, thậm chí còn được nhiều người nghiên cứu và viết sách để lưu truyền cho thế hệ sau.

Võ cổ truyền Bình Định là hình ảnh đặc sắc của du lịch Bình Định. Ảnh: Nguyễn Phước Hoài

Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau (của người bản địa, võ từ Bắc hà vào V.v.) tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng võ học chân truyền của dân tộc. Sau thời Tây Sơn, mặc dù khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã xóa bỏ mọi thành quả của nhà Tây Sơn nhưng võ cổ truyền Bình Định vẫn có khả năng tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt, “võ vườn” vẫn được bí mật truyền dạy trong các nhà chùa hoặc các bìa rừng, vẫn được nhiều người tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, viết sách lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Ở Bình Định bạn có thể luyện võ bất kỳ nơi đâu. Ảnh: Hanguyen

Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các dòng võ nước ngoài, chủ yếu là võ Thiếu Lâm (Trung Hoa) và nhiều môn võ như quyền Anh, Judo, Karatedo, Teakwondo… đã phổ biến và phát triển khá mạnh ở Bình Định nhưng vẫn không thể lấn át được võ cổ truyền Bình Định bởi vẫn giữ được những đặc điểm độc đáo của nó bởi Võ Cổ truyền Bình Định có những đặc điểm riêng.

Võ cổ truyền Bình Định có những màu sắc rất riêng và độc đáo. Ảnh: Nguyễn Phước Hoài

Võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú, đa dạng nhưng tựu trung có 4 nội dung cơ bản là: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí, luyện tinh thần. Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao gồm Cương quyền và Nhu quyền. Võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu. Binh khí được dùng trong võ cổ truyền Bình Định bao gồm binh khí dài và binh khí ngắn.

Võ đường Long Phước Tự đã được đưa vào các chương trình tour du lịch

Loại binh khí rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn (tiếng địa phương gọi là roi) với nhiều “phách roi” độc đáo chỉ có ở võ cổ truyền Bình Định: “Đâm so đũa”, “Roi điểm huyệt”, “Roi đánh nghịch”… Nói về tận dụng vũ khí thô sơ chống giặc, Bình Định có “Bài kiếm 12” nổi tiếng gồm 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ, được đưa vào luyện tập và thực hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong các lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở địa phương.

Múa côn rất đặc trưng của võ cổ truyền Bình Định

2. Một số võ đường và các thế võ nổi tiếng của Bình Định

2.1. Võ đường Phan Thọ

Võ đường Phan Thọ do võ sư Phan Thọ làm chủ môn phái, ông sinh năm 1925, quê quán thôn 4, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn

Phan Thọ là một võ sư nổi tiếng của Việt Nam, được giới võ thuật mệnh danh là võ sư huyền thoại tinh thông Thập bát ban binh khí, “người có bộ tay hay nhất Bình Định”, và là người giữ lửa cho tinh hoa võ thuật làng võ An Vinh trên 200 năm tuổi.

Cố võ sư Phan Thọ, huyền thoại võ thuật Bình Định, với thế võ “Ngũ trảo” vang danh thiên hạ.

Ông bắt đầu học võ từ năm 17 tuổi và học ròng rã 18 năm, lòng say mê võ thuật đưa bước chân ông lặn lội khắp các nẻo đường tầm sư học đạo, mê đến mức nhiều phen “xin” vợ bán bò để học. Ông thọ giáo rất nhiều thầy. Năm 18 tuổi, ông theo thầy Cai Bảy ở làng võ An Vinh, học được 5 năm thì theo thầy đi đánh đài. Thầy mất, ông chuyển sang học với thầy Tàu Sáu ở làng võ An Thái được 2 năm thì thấy qua đời. Ông trở lại An Vinh học thầy Sáu Hà được 6 năm thì xuất môn. Ông tiếp tục học các thầy Sáu Châu ở làng Bình Đức, thầy Sáu Tẩy… riêng về côn pháp. Cứ như vậy, ông đã thọ giáo rất nhiều thầy trong làng võ cổ truyền Tây Sơn, Bình Định.

Võ đường Phan Thọ, dưới sự hướng dẫn của võ sư Phan Thọ, là một trong những người nắm giữ bí quyết võ thuật truyền thống. Ông đã học võ từ năm 17 tuổi và dành nhiều năm tìm hiểu và học hỏi từ nhiều thầy võ khác nhau. Với kiến thức và kỹ thuật tích luỹ, ông đã tạo ra nhiều bài quyền và kỹ thuật độc đáo, góp phần làm sáng tỏ hơn về võ cổ truyền Bình Định.

Võ sư, võ sinh thuộc Võ đường Phan Thọ (huyện Tây sơn) biểu diễn thế võ xiết cổ

Võ đường Phan Thọ có sức hút rất lớn đối với các bạn nhỏ

Võ sư Phan Thọ là người trong số ít trong làng võ cổ truyền Bình Định tinh thông Thập bát ban (18 môn binh khí) và Nhị thập tứ chi (24 môn binh khí). Các môn quyền, roi, kiếm, đao, thương ông học thầy Nguyễn An (Cai Bảy) và Diệp Trường Phát (tức Tàu Sáu – hệ phái An Thái – Môn phái Bình Thái Đạo). Các môn kích, giản, phủ, chùy, bừa cào, lăn khiên, ông học thầy Lê Hải (Sáu Hà) và Đinh Hề (Hương Kiểm Mỹ) thuộc về hệ phái An Vinh – Tây Sơn.

Nữ võ sinh thuộc võ đường Phan Thọ (huyện Tây Sơn, Bình Định) luyện võ.

Võ sư, võ sinh thuộc Võ đường Phan Thọ (huyện Tây sơn) biểu diễn

Các môn côn, thước, dây xích, xà mâu, chấn thiên cung, độc bút, chia ba, ông học từ các thầy Đặng Thái (Sáu Châu), Sáu Tẩy,… (dòng võ của võ sư Hồ Ngạnh – hệ phái Thuận Truyền – Tây Sơn). Vốn liếng võ thuật của ông là sự kết hợp của nhiều môn phái thuộc ba làng võ nổi tiếng An Thái, An Vinh, Thuận Truyền trong làng võ Bình Định xưa. Sở trường của ông là quyền, ông cũng sử dụng nhuần nhuyễn 18 binh khí và giỏi cả những món võ vườn, như rựa quéo, đòn xóc.

Các võ sinh thuộc võ đường Phan Thọ biểu diễn ra đòn.

2.2. Võ đường Hồ Ngạnh

Võ đường Hồ Ngạnh do võ sư Hồ Sừng làm chủ môn phái, ông sinh năm 1938, quê quán thôn Hòa Mỹ (từ làng võ Thuận Truyền tách ra), xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn.

Võ sư Hồ Ngạnh vang danh nổi tiếng khắp thiên hạ

Nếu tính từ đời cố lão sư danh tiếng Hồ Ngạnh (tên thực là Hồ Nhu) đến đời võ sư Hồ Sừng và lớp con cháu hiện nay thì võ đường họ Hồ ở đất Thuận Truyền đã có 5 thế hệ chung tay phát huy sự nghiệp võ nghệ của tiên tổ. Đây là một trong những võ đường có truyền thống lâu đời và có nhiều đóng góp cho võ cổ truyền Bình Định nói riêng võ cổ truyền Việt Nam nói chung.

Võ đường hiện nay tại Huyện Tây Sơn – Bình Định

Võ sinh nữ múa kiếm

Nhắc đến những làng võ cổ truyền nổi tiếng của Bình Định không thể thiếu làng võ Thuận Truyền “Roi Thuận truyền – Quyền An Thái”, và khi nhắc đến làng võ Thuận Truyền thì không thể không nhắc đến huyền thoại Hồ Ngạnh. Roi Thuận Truyền không rõ sáng tổ là ai nhưng từ trước đến nay vẫn tôn vinh tên tuổi của võ sư Hồ Ngạnh. Theo sự truyền tụng của giới võ lâm khi ấy, đường roi của Hồ Ngạnh là tuyệt kĩ vô song.

Các võ sinh tập luyện múa Côn

2.3. Võ đường Lê Xuân Cảnh

Võ đường Lê Xuân Cảnh do võ sư Lê Xuân Cảnh làm chủ môn phái, ông sinh năm 1938, quê quán thôn Cẩm Văn, xã Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn.

Võ sư Lê Xuân Cảnh. Ảnh: Ngọc Thạch

Ông học võ từ năm 15 tuổi, với người thầy đầu tiên là cố lão sư Lý Tường. Sau hơn một năm thọ giáo nhà họ Lý, Lê Xuân Cảnh quyết định lên đường học hỏi thêm, rong ruổi tầm sư học đạo. Ông đã tìm đến xin làm đệ tử thầy Phạm Thế Giáo ở An Nhơn, rồi thầy Bửu Thắng ở Tuy Phước.

Tận tình hướng dẫn cho các võ sinh tại võ đường

Võ đường Lê Xuân Cảnh có rất nhiều học viên trẻ

Sau thời gian dài rong ruổi học võ, Lê Xuân Cảnh trở về sinh sống tại quê nhà. Vốn tính tình hiền hòa, trầm lắng, không thích khoa trương, nên ông ít khi tham gia thi đấu võ đài hoặc so tài võ nghệ với các võ sư, võ sĩ.

Buổi biểu diễn võ thuật tại võ đường Lê Xuân Cảnh đến du khách

Sau 1975, ông mở võ đường tại quê nhà. Từ những gì đã tiếp thu được trong 15 năm lặn lội tầm sư học võ, Lê Xuân Cảnh chắt lọc những điểm tinh túy nhất của từng môn phái rồi hình thành bí quyết của mình để rồi truyền dạy cho các môn sinh khá nhiều tuyệt chiêu như Song đao, Song phủ, Độc kiếm, Song kích… và đặc biệt là sở trường về roi với các bài rọi Thái Sơn, Trực chỉ, Bát quái…

Chụp hình lưu niệm cùng thầy Lê Xuân Cảnh của các học viên

2.4. Võ đường Phi Long Vịnh

Võ đường Phi Long Vịnh do võ sư Phi Long Vịnh (tên thật là Trương Văn Vịnh) làm chủ môn phái, ông sinh năm 1935, quê quán thôn Kỳ Sơn, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước.

Võ sư Phi Long Vịnh

Phi Long Vịnh học võ lúc 9 tuổi, do ông nội truyền lại, rồi từ người cha là Trương Cẩn, từ bác ruột Trương Ninh, sau đó thọ giáo thầy Trương Hoàng (Ba Chăm), thầy Trương Xuân Ba (Sáu Hòa). Năm 18 tuổi, Phi Long Vịnh bắt đầu thượng đài và cả thời trai trẻ của ông gắn liền với những trận so găng khắp cả nước.

Thầy Vịnh luôn tận tâm với các võ sinh nhí

Trong các bộ môn về quyền thuật, “Ngọc Trản” là bài quyền tiêu biểu của võ cổ truyền Bình Định, trải qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một “chén ngọc” với những bí quyết võ công vô giá. Để thực hành được một cách nhuần nhuyễn, phải tính đến công sức luyện tập cả về thể chất và ý thức nhằm tạo được sự thống nhất thành một ý niệm duy nhất, như tính thuần khiết của viên ngọc. Đó chính là bí quyết khổ luyện của lối quyền âm – dương trong Ngọc Trản công.

Bài quyền Ngọc tràn hiện được lưu truyền và phổ biến rộng rãi ở Bình Định cũng như ở Việt Nam trong cái làng võ cổ truyền với luyện tập công phu, tấn công toàn diện, kết hợp cương nhu, có những thế né tránh, phản đòn lợi hại, khi di chuyển thì linh hoạt, nhẹ nhàng, khi ra đòn thì nhanh và mạnh.

Võ sinh võ đường Phi Long Vịnh biểu diễn tại Tháp Dương Long

2.5. Võ đường Long Phước Tự

Võ đường Long Phước Tự do võ sư Thích Hạnh Hòa làm chủ môn phái, ông sinh năm 1954, là Thượng tọa trụ trì chùa Long Phước tại thôn Tân Thuận, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước.

Thầy Thích Hạnh Hòa hướng dẫn các võ sinh tại chùa

Biểu diễn võ thuật tại Chùa An Phước cho khách du lịch

Võ sư Thích Hạnh Hòa khẳng định mạch võ cổ truyền Bình Định vô cùng đa dạng và phong phú và chùa Long Phước đang lưu giữ tinh hoa một phái võ của mạch võ cổ truyền Bình Định.

Các võ sinh biểu diễn cùng khách du lịch

Võ đường Long Phước Tự - Chùa Long Phước - Võ cổ truyền Bình Định

Võ đường Long Phước Tự đã được các công ty du lịch đưa vào chương trình tour

Võ sư – Thượng tọa Thích Hạnh Hòa đã truyền dạy rất nhiều võ sinh, và phái võ chùa Long Phước được xem là một trong những võ đường có nhiều nét bí truyền độc đáo. Những bài võ tiêu biểu của cơ sở chùa Long Phước như bài roi: Xích kiếm ô long tiên, Hoa tiên, Tây quy kinh môn tiên, Lăng tiên các bài thương như: Lang kinh kim thương, Thiết định kim thương, Hồng môn thương, các bài kiếm như: Sa vẫn kiếm pháp, Đăng vân sát kiếm…

Các võ sinh võ đường Long Phước Tự thi đấu biểu diễn võ thuật tại các lễ hội

Xem thêm: Tour tham quan Cồn Chim – Long Phước Tự 1 ngày

Như vậy, Quy Nhơn Hotel đã review chi tiết về Võ cổ truyền Bình Định cũng như điểm danh các võ đường nổi tiếng nhất hiện nay tại Bình Định.

Hãy đi và cảm nhận sự khác biệt tại mảnh đất võ trời văn Quy Nhơn – Bình Định ngay các bạn nhé

Rỗng motorbike

Nguồn: Tổng hợp

Call Now Button