Chùa Thiên Hưng ngôi chùa đẹp nhất Bình Định

Chùa Thiên Hưng về đêm
4.9/5 - (1353 bình chọn)

Chùa Thiên Hưng là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại tỉnh Bình Định. Địa điểm này không chỉ hấp dẫn du khách không chỉ bởi yếu tố du lịch mà còn vì ý nghĩa tâm linh thiêng liêng.

Một vài nét về Chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng khai sơn năm 1780 do Hòa Thượng Thích Liễu Vũ thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 37, Hòa Thượng tu học tại Tổ Đình Thập Tháp.

Chùa Thiên Hưng Bình Định - Ngôi chùa độc nhất vô nhị

Thời điểm đó, Chùa chỉ là một ngôi miếu của làng và  được cải hoán làm chùa theo nhu cầu tín ngưỡng của người dân trong vùng.

Từ năm 1998 đến nay, Đại Đức Thích Đồng Ngộ trụ trì Chùa Thiên Hưng. Ông là một nhà sư rất trẻ sinh năm 1977, nhưng rất nổi tiếng am tường phong thủy, tích cực trong công việc hoằng pháp, tham gia hoạt động từ thiện.

Vào năm 2000, được bà con nhân dân ủng hộ phần ruộng xung quanh chùa và được chính quyền ủng hộ tuyệt đối, chùa Thiên Hưng đã được mở rộng lên 10ha, mở trục đường mới nối quốc lộ 1A vào chùa (Đường được đặt tên là đường Lê Lai).

Đại đức Thích Đồng Ngộ cũng chính là người thiết kế, tái thiết hoàn toàn Chùa Thiên Hưng vào năm 2007. Tổng cộng 20 công trình lớn nhỏ trong khuôn viên Chùa: chánh điện 3 tầng, tăng xá 2 tầng, Điện Tây Phương 2 tòa bằng gỗ, nhà Phương Trượng, Đại Bảo Tháp Thiên Ứng 12 tầng, Khách Đường và nhà Truyền Thống 2 tầng, La Hán Đài có 18 tượng A La Hán bằng đá sa thạch cao 3 mét nguyên khối, các khu lưu trú cho khách tăng và phật tử, xây khu sinh hoạt hậu cần lớn ở phía Đông…Ngoài ra Chùa còn có rất nhiều tượng thờ và pháp khí được thập phương cung tiến.

Dù được xây dựng trong thời gian gần đây, có nhiều nét kiến trúc hiện đại, ngôi chùa vẫn toát lên vẻ đẹp tôn kính, trang trọng và gần gũi với hình ảnh ao sen, lũy tre, hồ nước.

Vị trí và hướng dẫn đường đi đến Chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng tọa lạc ở khu phố Chánh Thạnh,phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 20km theo Quốc lộ 1A.

Dưới đây là chỉ dẫn Google Map đến Chùa Thiên Hưng:

 

Từ thành phố Quy Nhơn hay từ sân bay Phù Cát chỉ mất tầm 30 phút để đi đến Chùa Thiên Hưng, nên các bạn có thể đi bằng taxi, xe dịch vụ, xe buýt (Tuyến Phù Cát – Quy Nhơn) hay thuê xe máy để đi tham quan, bái phật.

Tham khảo: Tổng hợp dịch vụ thuê xe máy

Tham khảo: Xe dịch vụ sân bay Phù Cát

Thời gian mở cửa tham quan Chùa Thiên Hưng

Chùa mở cửa đón khách vào 9 giờ sáng, tuy nhiên từ 11 giờ đến 15 giờ sẽ đóng cửa một số khu vực, vì vậy nếu muốn thăm hết mọi nơi bạn cần đến lúc Chùa mới mở cửa.

Cơm chay sẽ được phục vụ miễn phí từ 10 giờ đến 12 giờ, song nếu muốn ăn thì bạn phải báo trước với nhà bếp để được chuẩn bị.

Kiến trúc ấn tượng Chùa Thiên Hưng

Sự kết hợp hài hòa giữa phong cách truyền thống của kiến trúc Á Đông và kiến trúc hiện đại ngày nay đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí du khách ngay khi đặt chân đến trước cổng tam quan. Thiết kế cổng tam quan được các nghệ nhân khéo léo chạm khắc các đầu đao cong vút lên trời. Màu gỗ nâu mộc mạc của  cổng cho ta cảm giác như đang lạc vào một bức tranh cổ đại với những gam màu tĩnh lặng, trầm mặc.

Cổng tam quan Chùa Thiên Hưng
Cổng tam quan Chùa Thiên Hưng

Con đường lát đá trắng rộng rãi hiện ra sau cánh cổng dẫn ta đến khu vực chánh điện ba tầng trang nghiêm được làm hoàn toàn bằng gỗ. Mỗi tầng của chính điện sẽ thờ các vị Phật và Bồ tát khác nhau. Những cột trụ lớn vững chãi và phần mái ngói cong cong được chạm khắc hình đầu rồng như cung đình thời xưa. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của Phật tử và đại chúng có niềm tin vào Phật giáo.

Khu chánh điện Chùa Thiên Hưng
Vẻ đẹp ấn tượng khu chánh điện

Một trong những công trình tạo nên điểm nhấn của chùa Thiên Hưng chính là Tháp Thiên Ứng. Với cấu trúc 12 tầng, chiều cao khoảng 40m, từ Quốc lộ 1A bạn đã có thể thấy tòa tháp sừng sững hiện lên giữa cánh đồng bao la. 

Khuôn viên Tháp Thiên Ứng - Chùa Thiên Hưng
Tháp Thiên Ứng trong ánh nắng ban mai

Được được mệnh danh ngôi chùa đẹp nhất Bình Định, Chùa Thiên Hưng không chỉ có những công trình kiến trúc đồ sộ và đặc sắc, mà còn cả một khuôn viên mang lại không gian thoáng đãng và bình yên vô cùng. Cánh đồng lúa xanh mướt, hồ nước, ao sen, thảm cỏ, vườn lan và cây xanh xung quanh khuôn viên như bao bọc ngôi chùa này khỏi những ưu phiền và lo toan bên ngoài cuộc đời.

Vườn Thượng Uyển Chùa Thiên Hưng
Không gian xanh mát, rộng rãi trong khuôn viên chùa

Giữa kiến trúc đậm chất Á Đông, bạn sẽ bất ngờ trước hồ cá Koi nằm bên trái chánh điện. Những chú cá Koi màu sắc đầy sức sống bơi lội trong hồ nước trong vắt là một nét chấm phá giữa không gian thanh tịnh và trang nghiêm này.

Vào ngày lễ Phật đản hay Tết Nguyên Đán hằng năm, những chiếc đèn lồng đèn đỏ rực rỡ chiếu sáng cả một góc trời. Đây cũng là dịp thu hút lượng lớn Phật tử khắp cả nước đến cúng bái và cầu nguyện bình an. 

Chùa Thiên Hưng về đêm
Ánh đèn rực rỡ tăng thêm vẻ huyền ảo cho Chùa Thiên Hưng

Mỗi góc chùa đều được chăm chút kĩ lượng, đem đến những khung cảnh cực kì ấn tượng. Đó là tâm huyết không chỉ của Đại đức Thích Đồng Ngộ mà còn của các tăng ni phật tử đang tu tập và sinh hoạt tại chùa. Thật không ngoa khi ví Chùa Thiên Hưng chính là Phượng Hoàng Cổ Trấn ở Việt Nam.

Một số lưu ý khi viếng Chùa Thiên Hưng

  • Ăn mặc lịch sự, trang nghiêm
  • Không hành nghề mê tín, dị đoan
  • Không đùa giỡn, ồn ào
  • Không bứt hoa bẻ cành, vứt rác bừa bãi, chạm khắc chữ trên thân cây
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.

Bài viết liên quan  Chùa Thập Tháp ngôi chùa cổ trên 300 năm tuổi

Tổng hợp thêm Du lịch Quy Nhơn Top 32 địa điểm được yêu thích nhất

Tìm hiểu thêm về tour Quy Nhơn 

 

Call Now Button